4 Loại Móng Nhà Và Những Đều Bạn Cần Biết Trước Khi Mở Móng Nhà

LD House giới thiệu bạn bài viết “4 Loại Móng Nhà Và Những Đều Bạn Cần Biết Trước Khi Mở Móng Nhà nhằm góp phần mang đến cho bạn một nền tảng cơ bản về kiến thức thiết kế và xây dựng móng nhà cho công trình mà bạn sắp khởi công của mình.

Để từ đó bạn có thể dễ dàng kết hợp làm việc cùng các Kiến Trúc Sư, Kỹ Sư xây dựng trong quá trình thiết kế và xây dựng ngôi nhà của gia đình bạn trong tương lai không xa. Và trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về Móng Nhà trong thi công xây dựng. Xin mời các bạn cùng theo dõi.

Móng Nhà Là Gì?

Móng Nhà hay còn gọi là Móng Nền – Đây là hạng mục có kết cấu kỹ thuật được thiết kế, thi công bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Móng Nhà được thi công nằm ở vị trí dưới cùng của một công trình như: nhà phố, biệt thự, nhà vườn, nhà cao tầng, tòa nhà chung cư…v.v…

Thiết Kế Móng Nhà là một hạng mục quan trọng nhất trong một căn nhà với nhiệm vụ chống đỡ trực tiếp tải trọng, lực đỡ toàn công trình nhà. Chính vì vậy, Móng Nhà phải đảm bảo được sự chắc chắn, bền vững, an toàn tuyệt đối cho công trình.

Mở móng nhà
Móng nhà là gì?

Nền Móng Là Gì?

Nền Móng chính là phần đất nằm bên dưới đáy của móng nhà. Do đó, phần Nền Móng sẽ phải chịu phần lớn hoặc toàn bộ tải trọng đè xuống của toàn ngôi nhà. Do đó khi thi công Nền Móng cần đảm bảo sự chắc chắn, ổn định thì móng nhà mới có thể vững chắc và đảm bảo an toàn cho công trình của bạn.

Đây là vấn đề đầu tiên cần lưu ý khi mở móng nhà bởi vì nó liên quan chặt chẽ đến sự vững chãi của công trình.

Các Loại Móng Nhà Cơ Bản Trong Xây Dựng

STT Loại móng Đặc điểm Ưu điểm Ứng dụng
1 Móng đơn Dùng để nâng đỡ một cột hoặc cụm cột đứng sát nhau, tăng khả năng chịu lực Chi phí thi công rẻ, thời gian thi công ngắn Thường thi công cho chân cột nhà, cột điện hoặc mổ trụ cầu.
2 Móng băng Là một dải dài, liên kết với nhau, chạy theo chân tường hoặc có sự giao cắt. Giảm áp lực đáy móng Kiểu móng thường dùng cho các công trình dân dụng với giá thành vừa phải, độ lún đồng đều.
3 Móng bè Là loại móng nông, có sức kháng yếu.

Kiểu móng này sẽ có tác dụng phân bổ đồng đều tải trọng lên mặt nền đất, giảm sức nặng.

Tránh hiện tượng sụt lún không đồng đều. Nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước sẽ dùng loại móng này.
4 Móng cọc Loại móng này yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thi công lâu. Là loại móng chắc chắn nhất Các công trình xây dựng trên nền đất yếu.

 

>>> Xem thêm

Cách Chọn Móng Xây Nhà

Việc chọn móng nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điều kiện nền và tải trọng (chủ yếu là chiều cao) là quan trọng nhất.

Nếu Nền Tốt:

Có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.

Nếu Nền Có Lớp Đất Yếu Rất Dày 

Thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống sâu, có thể dùng biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dưới sâu (không dùng cách làm chặt đất trên mặt), không dùng đệm cát, đệm đất.

Nếu Nền Có Lớp Trên Yếu, Lớp Dưới Tốt 

Khi lớp đất yếu mỏng (≤ 1,5m): thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hoặc làm chặt đất trên mặt rồi coi như nền tốt hoặc làm móng cọc tre, cọc tràm.

Khi lớp đất yếu không dày lắm (1,5 – 3m): Thay một phần (trên) của lớp đất yếu và làm chặt đất trên mặt phần còn lại hoặc làm móng cọc bê tông cốt thép.

Khi lớp đất yếu dày (≥ 3,0m): coi như toàn bộ là đất yếu.

Khi lớp đất yếu có chiều dày thay đổi:

  •  Dùng móng băng có chiều dày thay đổi, tức phần đất yếu dày hơn thì mặt móng sâu hơn.
  •  Dùng móng băng có chiều dày thay đổi, tức phần đất yếu dày hơn thì dùng móng rộng hơn.
  •  Dùng móng băng không cùng cao trình, đặt trong vùng đất tốt.
  •  Dùng móng băng có cọc ở vùng đất yếu có chiều dày lớn.
Mở móng nhà
Chọn móng xây nhà

Nếu Nền Có Lớp Đất Tốt, Lớp Dưới Yếu 

  • Khi lớp trên mỏng (≤ 1,5m): coi như toàn bộ là nền yếu.
  • Khi lớp trên không dày lắm (1,5-3m): chỉ nên xây nhà đến 2 tầng (dùng móng bè). Nếu muốn xây nhà > 2 tầng thì xử lý như nền đất yếu rất dày nhưng không dược đặt móng sâu và không nên dùng móng cọc.
  • Khi lớp trên dày (≥ 3,0m): tận dụng lớp nền tốt bên trên, không nên đặt móng sâu, nên dùng móng bè và chỉ nên xây nhà đến 3 tầng, nếu nhà ≥ 4 tầng thì xử lý như “toàn bộ là đất yếu”…

>>> Dành cho bạn

Báo Giá Thiết Kế Ưu Đãi Mới Nhất.

Báo Giá Xây Dựng Phần ThôTại Đà Nẵng.

[Cập nhật] Báo Giá Hoàn Thiện Rẻ Nhất Thị Trường Đà Nẵng.

Báo Giá Thi Công Nhà Trọn Gói Đà Nẵng – Miễn 100% Phí Thiết Kế.

Những Đều Bạn Cần Biết Trước Khi Mở Móng Nhà

Mở móng nhà - LD HOUSE
Những lưu ý khi mở móng nhà

Chọn Độ Sâu Của Móng

Các yếu tố như địa hình, yếu tố thủy văn, khả năng thi công móng… sẽ quyết định độ sâu của móng nhà. Chọn được độ sâu hợp lý sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được đáng kể chi phí và thời gian thi công xây dựng.

Khi Nhà Có Nền Đất Yếu

Mở móng nhà
Những lưu ý khi mở móng nhà

Việc đào móng nhà sẽ càng quan trọng hơn gấp nhiều lần khi làm nhà trên nền đất yếu. Loại nền đất này yêu cầu móng nhà phải gia cố chắc chắn, vững chãi để đảm bảo công trình không bị sụt lún hay nghiêng lệch về sau.

Các nền đất yếu là đất ruộng, đất ven sông, đất cát pha, đất sét, đất cát mịn, đất đỏ bazan, đất ngập nước… Khi tiến hành thi công, những nền đất này nên được gia cố lại, thay đổi kết cấu xây dựng hoặc thay đổi loại móng nhà cho phù hợp.

Chọn Loại Vật Liệu Đổ Móng Nhà 

Với việc làm móng nhà cấp 4, 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng sẽ có sự khác nhau giữa các loại vật liệu. Gia chủ và đơn vị thi công nên lựa chọn vật liệu phù hợp với móng nhà và không nên vì tham chọn vật liệu rẻ mà làm ảnh hưởng đến độ bền của cả công trình.

Các vật liệu đổ móng cần thiết là cát, xi măng, đá, nước, thép, cốt pha. Gia chủ có thể tự trộn bê tông truyền thống để đổ móng với công trình nhà cấp 4.

Mở móng nhà
Chọn Loại Vật Liệu Đổ Móng Nhà

Dọn Vệ Sinh Hố Móng Khi Mở Móng Nhà

Để đảm bảo bê tông chắc chắn và đạt yêu cầu thì đơn vị thi công cần dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực hố móng trước khi thi công móng. Đây là một điều quan trọng nhưng nhiều người thường chủ quan mà bỏ qua bước này.

Chừa Các Lỗ Kỹ Thuật 

Các lỗ kỹ thuật khi đổ móng cần phải chừa lại để lắp đặt ống cấp thoát nước. Trong trường hợp ống cấp thoát nước đặt dưới đáy móng nhà thì cần lấp đầy lỗ bằng sỏi hoặc đá dậm thật chặt. Không được để đế móng bê tông trực tiếp lên đường ống vì điều này sẽ làm vỡ ống dẫn nước.

Mở móng nhà
Chừa Các Lỗ Kỹ Thuật

Mở Móng Nhà Gặp Trời Mưa

Việc mở móng vào ngày mưa sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc đào xúc, vì vậy trong quá trình chọn ngày để đào móng gia chủ nên cố gắng tránh thời tiết này.  Nếu gia chủ vẫn muốn đào móng để không bị lỡ mất ngày đẹp thì cần lưu ý khi mở móng nhà như sau:

–  Kiểm tra hệ thống thoát nước để đảm bảo nước không bị ứ đọng.

– Mua vài chiếc bạt xanh lớn để dự phòng khi mưa thì dùng để che chắn vật liệu và vị trí đào móng.

– Có thể tiếp tục thi công khi mưa nhỏ, nhưng nếu mưa lớn thì nên dừng việc đào móng lại.

Đào Móng Nhà Liền Kề, Nhà Phố

mở móng nhà
Đào Móng Nhà Liền Kề, Nhà Phố

Vì các công trình nhà ở tại thành phố gần như sát vách nên việc xây dựng cũng khó khăn hơn nhiều so với xây nhà ở quê. Trong quá trình xây dựng, bên thi công nên chú ý xem xét đến chân móng của nhà hàng xóm để không làm ảnh hưởng tới chúng.

mở móng nhà
Đào Móng Nhà Liền Kề, Nhà Phố

Liên Hệ Công Ty Xây Nhà Đà Nẵng Uy Tín #1

Công ty Xây Dựng LD HOUSE

Trụ sở: 69/14 Triệu Quốc Đạt, Hòa Thọ Đông, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Chi nhánh HCM: 145A/17/10 Bưng Ông Thoàn, Khu Phố 2, Phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức.

Hotline: 0905 253 522- 0935 451 645

Email: ldhousedn@gmail.com

>>> Có thể bạn quan tâm

[Top 10] Công Ty Thiết Kế Thi Công Nhà Phố Tại Đà Nẵng.

Hướng Dẫn Dự Toán Chi Phí Xây Nhà Chính Xác Nhất.

Giá Xây Nhà Chìa Khóa Trao Tay Tại Đà Nẵng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

url
Messenger
url
Liên hệ Zalo
url
Hỗ Trợ Tư Vấn